“Lại chuyện tiền nong!” - câu than phiền này thường xuất hiện cùng những cuộc tranh cãi trong gia đình. Nguyên nhân có khi bắt nguồn từ những điều rất đơn giản như chi tiêu không hợp lý, hết tiền …, vợ chồng đổ lỗi cho nhau,thế là tranh cãi!
Rõ ràng, để xây hạnh phúc, chủ nhân của tố ấm ngoài việc “giữ lửa yêu thương”còn phải biết “giữ tiền” một cách thông minh.
Một khảo sát gần đây về thói quen chi tiêu trong các gia đình Việt cho thấy hiện đang có hai cách
chi tiêu phổ biến. Cách đầu tiên là hai vợ chồng “bỏ trứng vào cùng một
rổ”, hễ chi tiêu thì trích tiền từ tài khoản chung này. Cách thứ hai là
tiền ai nấy giữ để tự chi tiêu, các khoản chung thì cùng đóng góp. Cả
hai cách ấy đều cần nhiều đến sự tự giác của cả vợ lẫn chồng. Mọi việc
có thể sẽ ổn thỏa khi tình yêu còn lãng mạn, nhưng khi lửa yêu thương
nguội dần thì hơi lạnh của đồng tiền sẽ càng lúc càng tăng lên.
Một cuộc hôn nhân
hạnh phúc không thể thiếu nền tảng tài chính ổn định, bởi 70% nỗi âu lo
của con người đều xuất phát từ chuyện tiền nong. Theo T. Harv Eker, tác
giả quyển sách nổi tiếng Tư duy triệu phú, những người vợ hiện đại có
thể chủ động tạo bình yên cho tổ ấm bằng cách chia chiếc ví của gia đình
thành những ngăn cơ bản sau:

Ngăn chi tiêu:
Chiếc ngăn lớn này nên
chiếm 50-60% tổng nguồn thu tài chính. Đó có thể là những khoản chi tiêu
thường nhật như tiền chợ, tiền điện, nước, xăng hay lớn hơn là học phí
cho con, các khoản lễ nghĩa hằng tháng với hai bên nội - ngoại… Nếu quản
lý ngăn này thành công thì bạn hoàn toàn kiểm soát tốt những ngăn còn
lại.
Ngăn sở thích:
Một sai lầm phổ biến
của các cặp vợ chồng là cắt giảm chi phí cho sở thích riêng để khư khư
“dành tiền mua sữa cho con”. Rồi một ngày, bất chợt họ sẽ cảm thấy mệt
mỏi khi không được sống cho riêng mình, hoặc giận dữ vì cảm giác sự hy
sinh của mình chưa được nửa kia đáp lại tương
xứng. Tốt nhất, hai vợ chồng nên dành khoảng 5% thu nhập để tận hưởng
cuộc sống, như cùng đi xem phim, đi du lịch hâm nóng tình yêu…
Ngăn đầu tư:
Ngăn ví này có thể
chiếm 15-20% tổng thu nhập gia đình. Tuy nhiên, đa số các bà vợ thường
thích gửi tiền vào ngân hàng để “ăn chắc mặc bền” trong khi các ông
chồng lại luôn hào hứng với việc kinh doanh. Trong trường hợp này, bạn
nên cùng nhau thảo luận để phân chia tỷ lệ khoản tiền dành cho hoạt động
đầu tư kinh doanh và tiết kiệm một cách hợp lý . Sự sáng suốt và một
chút “thiên thời” sẽ giúp bạn làm giàu, nhưng nếu chẳng may thất bại,
bạn vẫn còn một khoản tiền để thực hiện các ước mơ lớn như mua nhà, mua
xe, cho con du học…
Ngăn dự phòng:

Với Phúc Thọ Phu Thê, gia đình nhỏ sẽ có điểm tựa tài chính vững chắc để cùng nhau xây hạnh phúc
Nếu bạn mong đợi một cuộc sống viên mãn cùng
một nửa yêu thương, đừng quên chuẩn bị một ngăn ví quan trọng khác:
ngăn dự phòng cho hạnh phúc dài lâu. Mai Lan, một nhân viên tài chính 31
tuổi, sau nhiều lần cân nhắc kỹ lưỡng đã quyết định dành 10% thu nhập
để mua bảo hiểm nhân thọ, chị cho biết: “Với vợ chồng tôi, bảo hiểm nhân
thọ vừa là vệ sĩ, vừa là “ống heo”. Chọn mua sản phẩm Phúc Thọ Phu Thê
từ Manulife Việt Nam, tôi chỉ cần trích ra mỗi ngày 33 ngàn đồng để
đóng phí trong 15 năm (tương đương 12 triệu/năm) là có thể yên tâm. Lạc
quan hơn thì nghĩ đến tuổi về hưu, nhìn con cái trưởng thành và nhận
được một khoản tiền đáo hạn từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà mình tham
gia với số tiền ước tính lên đến 4,5 tỷ từ lãi và lợi tức bảo hiểm, hai
vợ chồng có thể nhẹ nhõm tận hưởng tuổi già”.
Bếp lửa hôn nhân luôn
cần được giữ ấm mỗi ngày. Để giữ lửa, bạn không chỉ cần phải biết cách
nhen mà còn phải biết nắm bí quyết để duy trì ngọn lửa ấm mãi bằng nghệ
thuật chi tiêu hợp lý và hiệu quả.. Hãy cùng nhau gây dựng cho tổ ấm một
điểm tựa tài chính vững chắc vì tương lai bền vững cho cả gia đình.
Sản phẩm Phúc Thọ Phu
Thê từ Manulife Việt Nam được bảo hiểm đến 31 bệnh nghiêm trọng như ung
thư, đột quỵ, các bệnh tim mạch… cho tới 85 tuổi với quyền lợi bảo hiểm
tối đa là 300 triệu đồng và có thêm một quỹ trợ cấp tiền nằm viện lên
đến 300 triệu đồng cho 750 ngày đến tận tuổi 75.
|
PV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét